Thủ Tục Đăng Ký Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

October 15, 2019
Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Mọi cơ sở,doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm tại Việt Nam điều phải thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc mà cơ sở, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo trình tự nhất định để có được giấyphép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hướng dẫn đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để hiểu rõ hơn về giấy phép an toàn thực phẩm, quy trình đăng ký an toàn thực phẩm bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1/ Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì

Giấy phép ATVSTP là một văn bản do các cơ quan ban ngành có thẩm quyền cấp phép cho cơ sở, doanh nghiệp khi họ đã đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm và chứng minh được sản phẩm họ đang sản xuất, kinh doanh có đủ chấtlượng sản phẩm và đảm bảo được sức khỏe người tiêu dùng.

Các bạn cũng có thể hiểu giấy phép ATVSTP bằng những cách gọi khác nhau như sau:

- Giấy phép an toàn thực phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệsinh thực phẩm

- Giấy an toàn thực phẩm

Trên thực tế thì tất cả các gọi trên điều đồng nghĩa cho là giấy phép an toàn vệsinh thực phẩm.

2/ Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện như thế nào?

Theo quy định để đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thựcphẩm thành công cơ sở, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau:

2.1/ Xác định sản phẩm đang sản xuất, kinh doanh thuộc quản lý của cơ quan nào

Hiện nay có 3 cơ quan được giao trách nhiệm cấp giấy phép cho cơ sở, doanh nghiệp bao gồm:

- Bộ Y Tế

- Bộ Công Thương

- Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

Mỗi cơ quan sẽ được giao cho quản lý một số nhóm ngành sản phẩm nhất định để quản lý nên tùy thuộc vào nhóm ngành mình đang sản xuất kinh doanh thuộc quản lý của cơ quan nào cơ sở, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấychứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lên cơ quan đó.

Đối với cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố trực thuộc có Ban quản lý an toàn thực phẩm thì các bạn soạn hồ sơ và nộp lên ban để xin cấp phép.

2.2/ Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở.

Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này. Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.Và họ phải trả lời đúng 80% câu hỏi được đưa ra.

2.3/ Soạn và nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin cấp giấy phép

Cơ sở, doanh nghiệp tiếnhành soạn hồ sơ theo quy định có đầy đủ các thành phần như sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

       - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh.

       - Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

Sau đó tiến hành nộp hồ sơ đã soạn lên cơ quan chức năng có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét và cấp phép cho cơ sở, doanh nghiệp.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan cóthẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ,cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm.

2.4/ Trách nhiệm của cơ sở, doanh nghiệp khi được cấp giấy phép

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0918.828.875 Mr.Mạnh

Tác giả bài viếtDHIT

Xin chào! Tôi là Dung Hoang, một biên tập viên của Công Ty Fosi. Chúng tôi là đơn vị giàu nhiệt huyết chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép ngành thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan